phone call
Tin tức

Đột quỵ là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng chống

Posted in Kiến thức on Th11 07, 2022

Home » Blog » Kiến thức » Đột quỵ là gì? Các nguyên nhân gây đột quỵ và cách phòng chống

Theo số liệu thống kê, mỗi năm ở Việt Nam có hơn 200.000 người bị đột quỵ, hơn 50% trong số đó tử vong và chỉ có 10% sống sót là có bình phục hoàn toàn. Đáng lo ngại, đột quỵ đang có dấu hiệu ngày càng trẻ hóa, gia tăng mạnh từ 40 – 45 tuổi hay thậm chí xuất hiện cả ở tuổi 20. Vậy bệnh đột quỵ là gì, những biểu hiện của loại bệnh này ra sao? Có cách nào phòng tránh không? VITA Clinic sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc qua bài viết dưới đây.

Xem thêm: Triệu chứng đột quỵ nhẹ (đột quỵ nhỏ) siêu nguy hiểm thường gặp

Bệnh đột quỵ là gì?

Đột quỵ (tiếng anh là Stroke) hay còn gọi là tai biến mạch máu não. Đây là tình trạng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng, bị thiếu oxy do cục máu đông bị tắc nghẽn, không đủ chất dinh dưỡng nuôi các tế bào não. Do ảnh hưởng của lối sống và môi trường sống, xu hướng tử vong do đột quỵ ngày một gia tăng.

Nhiều người thắc mắc rằng bị đột quỵ có chết không? Đột quỵ và nhồi máu cơ tim là 2 bệnh có khả năng cao cướp đi mạng sống người thân của bạn ngay khi xuất hiện. Trong đó, theo bộ Y tế công bố số liệu thì có đến 75% các ca tử vong do các bệnh không lây nhiễm đều đến từ đột quỵ. Hiện tại đối tượng bị đột quỵ còn ngày càng trẻ dần. Những người trẻ tuổi tử vong do đột quỵ ngày càng cao.

Đột quỵ là bệnh gì?

Đột quỵ là bệnh gì? (Nguồn: Internet)

Xem thêm: Rối loạn hormone là gì? Dấu hiệu và cách điều trị rối loạn nội tiết

Nguyên nhân gây ra bệnh đột quỵ

Các yếu tố không thể thay đổi

Phần lớn bệnh đột quỵ hình thành là từ những yếu tố không thể kiểm soát được như:

  • Tuổi tác: Người ở mọi lứa tuổi đều có nguy cơ bị đột quỵ, tuy nhiên những người lớn tuổi sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn, đặc biệt là sau 55 tuổi.
  • Giới tính: Nam giới có nguy cơ đột quỵ cao hơn nữ giới.
  • Chủng tộc: Theo nhiều nghiên cứu, những người Mỹ gốc Phi thường có nguy cơ bị đột quỵ cao gấp đôi so với người da trắng.
  • Tiền sử gia đình: Những người từng bị đột quỵ trong người thân hoặc từng bị nhồi máu cơ tim hoặc cơn thiếu máu não thoáng qua có nguy cơ đột quỵ cao hơn dân số chung.

Các yếu tố bệnh lý

Nguyên nhân bệnh đột quỵ còn liên quan đến các yếu tố bệnh lý, bao gồm:

  • Cao huyết áp: Huyết áp trong cơ thể ở mức cao làm tăng áp lực máu lên thành động mạch, đặc biệt là các động mạch trong não, gây tổn thương não bộ và dẫn đến đột quỵ.
  • Hút thuốc: Hút thuốc lá chủ động hoặc thụ động đều làm tăng nguy cơ đột quỵ vì chất nicotin trong thuốc lá có thể làm tăng huyết áp. Ngoài ra, hút thuốc làm cho thành mạch máu dày lên do tích tụ cholesterol, có thể dẫn đến xơ vữa động mạch - một trong những yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quỵ.
  • Bệnh tim: Bao gồm các khuyết tật van tim hoặc nhịp tim không đều, cứ 4 ca đột quỵ ở người lớn tuổi thì có một ca là do bệnh liên quan đến tim.
  • Thừa cân, béo phì: Người bị thừa cân béo phì có thể dẫn đến nhiều bệnh như cao huyết áp, mỡ máu, tim mạch, điều này rất dễ làm tăng nguy cơ bị đột quỵ.
  • Mỡ máu: Cholesterol cao có thể tích tụ trên thành động mạch, tạo thành vật cản gây tắc nghẽn mạch máu não điều này có thể gây nên bệnh tai biến mạch máu não.
  • Tiền sử đột quỵ: Người có tiền sử bị đột quỵ có nguy cơ cao bị đột quỵ lần tiếp theo, nhất là trong vòng vài tháng đầu. Nguy cơ này kéo dài khoảng 5 năm và giảm dần theo thời gian.
  • Đái tháo đường: Các vấn đề liên quan đến đái tháo đường cũng có thể là nguyên nhân làm tăng nguy cơ đột quỵ.

Xem thêm: Giảm mỡ nội tạng: Nên ăn, uống và tập luyện thế nào để giảm mỡ?

Các loại đột quỵ

Đột quỵ do thiếu máu cục bộ

Các triệu chứng của đột quỵ thiếu máu cục bộ phụ thuộc vào phần trong não bị ảnh hưởng, bao gồm:

  • Đột ngột tê hoặc yếu cánh tay hoặc chân, thường ở một bên của cơ thể.
  • Lú lẫn, khó nói hoặc khó hiểu người khác.
  • Chóng mặt, mất thăng bằng hoặc phối hợp, đi lại khó khăn.
  • Mất thị lực hoặc nhìn mờ.

Đột quỵ thiếu máu cục bộ chính thường có hai loại chính là đột quỵ huyết khối và đột quỵ tắc mạch:

  • Đột quỵ huyết khối: Chúng được gây ra bởi huyết khối hình thành trong động mạch cung cấp máu cho não của bạn.
  • Đột quỵ tắc mạch: Chúng xảy ra khi một cục máu đông hình thành ở một nơi khác trong cơ thể và đi qua, gây tắc mạch máu đến não.

Có mấy loại đột quỵ?

Có mấy loại đột quỵ? (Nguồn: Internet)

Xem thêm: Cách cân bằng hormone trong cơ thể nam và nữ một cách tự nhiên

Đột quỵ do xuất huyết não

Xuất huyết não xảy ra khi một động mạch trong não bị rò rỉ hoặc vỡ ra. Máu bị rò rỉ gây nhiều căng thẳng cho các tế bào não, làm tổn thương não bộ, từ đó gây ra chứng đột quỵ.

Những nguyên nhân phổ biến nhất của xuất huyết não là do:

  • Tăng huyết áp
  • Bị thương
  • Rối loạn chảy máu
  • Sử dụng cocaine
  • Mạch máu bất thường
  • Phình mạch (một khu vực yếu trong mạch máu bị vỡ)

Có hai loại đột quỵ do xuất huyết não:

  • Xuất huyết não nội sọ: Là loại đột quỵ xuất huyết phổ biến nhất, tình trạng này xảy ra khi một động mạch trong não vỡ ra làm ngập các mô xung quanh bằng máu.
  • Xuất huyết não dưới nhện: Là một loại đột quỵ xuất huyết ít phổ biến hơn, tình trạng chảy máu ở khu vực giữa não và các mô mỏng bao phủ quanh não.

Đột quỵ do xuất huyết não

Đột quỵ do xuất huyết não (Nguồn: Internet)

Xem thêm: Cholesterol là gì? Các nguyên nhân khiến Cholesterol tăng cao

Đột quỵ do thuyên tắc

Thuyên tắc mạch não do tim chiếm khoảng 15% các nguyên nhân gây đột quỵ. Đột quỵ có nguyên nhân từ bệnh tim mạch, chủ yếu do cục huyết khối hình thành trên các thành tâm nhĩ hoặc tâm thất hoặc ở các van tim bên trái.

Các nguyên nhân phổ biến nhất của đột quỵ do tim mạch là rối loạn nhịp tim, bệnh động mạch vành, bệnh tim thấp, bệnh cơ tim giãn, van tim giả, myxoma tâm nhĩ trái.

Bị đột quỵ do thuyên tắc phổi

Bị đột quỵ do thuyên tắc phổi (Nguồn: Internet)

Thiếu máu não thoáng qua (TIA)

Thiếu máu não thoáng qua (TIA) thường gọi là đột quỵ nhỏ bởi là những giai đoạn ngắn có triệu chứng của đột quỵ, kéo dài khoảng vài phút.

Các biểu hiện của cơn thiếu máu não thoáng qua giống như các biểu hiện của một đột quỵ não cấp và có thể bao gồm các triệu chứng sau đây:

  • Yếu hoặc tê bì tay, lưỡi, má, cằm, mặt, cánh tay hay chân
  • Khó nói một cách bình thường hay kín đáo
  • Nhìn không rõ có thể xảy ra ở 1 hoặc cả 2 mắt

Đột quỵ não do thiếu máu não thoáng qua

Đột quỵ não do thiếu máu não thoáng qua (Nguồn: Internet)

Xem thêm: Testosterone là gì? Testosterone có vai trò gì với sức khỏe nam giới?

Dấu hiệu của bệnh đột quỵ

Các dấu hiệu của đột quỵ có thể đến và đi rất nhanh, lặp đi lặp lại, bao gồm:

  • Cơ thể mệt mỏi, đột nhiên cảm thấy yếu, tê liệt nửa mặt, nụ cười méo mó.
  • Khó hoặc không thể cử động các chi, liệt một bên cơ thể. Dấu hiệu chính xác nhất của đột quỵ là không thể cùng lúc nâng cả hai cánh tay lên trên đầu.
  • Khó phát âm, nói lắp, từ dính, nói lắp. Bạn có thể thực hiện bài kiểm tra bằng cách nói những câu đơn giản và yêu cầu bệnh nhân làm lại bài kiểm tra, và nếu không thể lặp lại thì bệnh nhân đang có dấu hiệu đột quỵ.
  • Chóng mặt, choáng váng, mất thăng bằng đột ngột và mất khả năng phối hợp các hoạt động.
  • Giảm thị lực, mờ mắt và khó nhìn.
  • Đau đầu dữ dội đến rất nhanh và có thể gây buồn nôn hoặc nôn.

Các dấu hiệu của đột quỵ là gì?

Các dấu hiệu của đột quỵ là gì? (Nguồn: Internet)

Cách phòng tránh bệnh đột quỵ hiệu quả

Dinh dưỡng đầy đủ

Bạn nên đảm bảo bữa ăn cung cấp đủ calo và chất dinh dưỡng cần thiết như đạm, chất xơ, vitamin, khoáng chất,... Điều này không chỉ giúp bạn duy trì được trạng thái sức khỏe tốt mà còn giúp ngăn ngừa rất nhiều bệnh lý, đặc biệt là đột quỵ.

Không lo đột quỵ khi ăn uống đầy đủ dinh dưỡng

Không lo đột quỵ khi ăn uống đầy đủ dinh dưỡng (Nguồn: Internet)

Xem thêm: Làm thế nào để tăng cường sức đề kháng?

Tập thể dục hàng ngày

Tập thể dục có thể giúp tăng cường lưu thông máu trong cơ thể, cải thiện sức khỏe và duy trì một trái tim khỏe mạnh. Do đó, tập thể dục 30 phút mỗi ngày, ít nhất 4 lần một tuần, có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và do đó đột quỵ.

Giữ ấm

Cảm lạnh có thể dẫn đến huyết áp cao, làm tăng áp lực và làm vỡ mạch máu. Đột quỵ mùa lạnh cũng vô cùng phổ biến đối với những người cao tuổi. Do đó, giữ ấm cho cơ thể và giữ gìn sức khỏe là điều cần thiết, nhất là đối với những người cao tuổi trong thời tiết chuyển mùa. Chú ý giữ ấm khi trời lạnh, không dậy sớm hoặc đi chơi khuya khi trời lạnh. Nếu bạn muốn tập thể dục, bạn có thể thực hiện trong nhà sau đó.

Không hút thuốc

Hút thuốc lá không chỉ gây hại cho phổi mà còn là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý khách quan, trong đó có đột quỵ. Nếu bạn bỏ thuốc lá trong vòng 2 đến 5 năm, nguy cơ đột quỵ của bạn sẽ tương đương với người không bao giờ hút thuốc. Hạn chết hút thuốc và sử dụng các chất kích thích là cách phòng bệnh đột quỵ hiệu quả.

Kiểm tra sức khỏe thường xuyên

Khám sức khỏe định kỳ là một trong những phương pháp giúp phát hiện sớm và phòng ngừa bệnh, nhất là đối với những bệnh nhân có tiền sử tai biến mạch máu não để từ đó đưa ra phương án điều trị bệnh tốt nhất.

Người bệnh tiểu đường, tim mạch, mỡ máu cần kiểm tra sức khỏe thường xuyên để kiểm soát tình trạng bệnh, không để các chỉ số vượt ngưỡng nguy hiểm gây đột quỵ. Kiểm tra sức khỏe định kỳ, kiểm soát đột quỵ, đặc biệt là lượng cholesterol và huyết áp, tim mạch, tiểu đường.

Phát hiện sớm các dấu hiệu đột quỵ và điều trị kịp thời là cách tốt nhất để hạn chế những biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra. Vì vậy, khi xuất hiện các triệu chứng bất thường nghi ngờ là dấu hiệu của đột quỵ, người bệnh cần được đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị kịp thời.

Xem thêm: Bệnh mất ngủ là gì? Nguyên nhân, hậu quả và cách điều trị

Dịch vụ thăm khám, ngăn ngừa đột quỵ tại VITA Clinic

Ngoài đến bệnh viện, để được xử lí nhanh chóng và hiệu quả bạn có thể lựa chọn các đơn vị thăm khám bệnh đột quỵ uy tín như VITA Clinic.

VITA Health Boost - Liệu pháp ngăn ngừa đột quỵ đến từ Đức

VITA Health Boost là liệu pháp ngăn ngừa đột quỵ bằng phương pháp dẫn truyền hoạt chất được chiết xuất từ mầm đậu nành tinh khiết, áp dụng công nghệ tiên tiến từ Châu Âu. Phương pháp này có tác dụng cao trong việc phục hồi chức năng tế bào và đẩy lùi chứng xơ vữa động mạch - chứng bệnh hiện vẫn chưa có thuốc nào chữa trị được.

Ngoài ra, liệu pháp Vita Healthy Boost còn mang lại nhiều tác dụng quan trọng như:

  • Làm sạch mạch máu, cải thiện sức khỏe cho gan, tim, tuần hoàn, tiết niệu và trí nhớ
  • Cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể trong thời gian ăn kiêng và điều trị tăng Cholesterol.
  • Tăng cường hấp thụ chất dinh dưỡng và oxy cho các mô cơ thể.
  • Có tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại tác dụng có hại của thuốc.

Liệu pháp VITA Healthy Boost ngăn ngừa đột quỵ hiệu

Liệu pháp VITA Healthy Boost ngăn ngừa đột quỵ hiệu (Nguồn: VITA Clinic)

Giải pháp tăng cường sức đề kháng chủ động tại VITA Clinic

Bên cạnh liệu pháp VITA Healthy Boost, giải pháp tăng cường sức đề kháng chủ động Drip V1 cũng đang được đánh giá cao vì không chỉ phòng ngừa được bệnh đột quỵ mà còn phòng tránh được rất nhiều bệnh lý khác. Liệu pháp này sử dụng hệ thống truyền dịch để đưa các dưỡng chất, khoáng chất và vitamin thấm sâu vào cơ thể với hiệu quả hoạt lực 100% ngay sau khi truyền. Các dưỡng chất này có lợi ích tối đa cho sức khỏe, làm tăng sức đề kháng, giảm căng thẳng và cải thiện được tình trạng giấc ngủ.

Ngoài ra, Drip V1 còn có tác dụng chống oxy hóa, ức chế sản sinh melanin, thúc đẩy tổng hợp collagen giúp hạn chế các tình trạng xấu trên da như nám, nếp nhăn, mụn, da chảy xệ,..

Giải pháp tăng cường sức đề khán chủ động Drip

Giải pháp tăng cường sức đề khán chủ động Drip - V1 (Nguồn: VITA Clinic)

Trên đây là những thông tin về nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng tránh bệnh đột quỵ mà VITA muốn chia sẻ đến bạn. Để phòng chống bệnh nói chung, phòng bệnh đột quỵ nói riêng, bạn nên ăn uống lành mạnh, tập thể dục hằng ngày và tránh xa các chất kích thích như thuốc lá,... Bên cạnh đó, kiểm tra sức khỏe định kì là yếu tố quan trọng, giúp bạn phát hiện sớm những tình trạng sức khỏe bất thường và sớm có phương án điều trị.

Ghé ngay VITA Clinic để được tư vấn và tham gia các liệu pháp phòng ngừa bệnh đột quỵ bạn nhé. VITA với đội ngũ chuyên viên dày dặn kinh nghiệm và công nghệ hiện đại từ nước ngoài đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bạn. Nếu còn những thắc mắc liên quan đến các liệu pháo ngăn ngừa bệnh đột quỵ của VITA, hãy liên hệ ngay để được tư vấn.

Nguồn tham khảo: Bộ y tế - Mỗi năm Việt Nam có khoảng 200.000 ca đột quỵ, nhiều người trẻ tuổi mắc bệnh nguy hiểm này

Các dịch vụ được quan tâm nhất hiện nay của VITA Clinic có thể kể đến như Liệu pháp cấy tinh chất huỷ mỡ đến từ Châu Âu, liệu trình trị mụn, liệu trình trị sẹo rỗ, liệu trình trẻ hóa da, tiêm botox xóa nhăn,... đều nhận được sự yêu thích và đánh giá tích cực từ khách hàng nam và nữ. Nhiều điều thú vị và bất ngờ đang chờ bạn đến khám phá. Hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 02871 079 889 hoặc truy cập fanpage VITA Clinic để được tư vấn về dịch vụ và hỗ trợ nhanh nhất!

Xem thêm:


Giới thiệu VITA CLINIC - VIỆN THẨM MỸ 5 SAO UY TÍN

Với hơn 8 năm kinh nghiệm và sở hữu 12 chi nhánh trên toàn quốc, VITA Clinic mang đến những giải pháp không xâm lấn, an toàn và hiệu quả. Chúng tôi đã làm hài lòng hàng trăm nghìn khách hàng với các liệu trình thẩm mỹ và sản phẩm chăm sóc sức khỏe hàng đầu Châu Âu.

Đội ngũ bác sĩ, y tá và chuyên gia tư vấn của chúng tôi với chuyên môn cao có thể đáp ứng từng nhu cầu riêng biệt của khách hàng, với phác đồ điều trị phù hợp và dịch vụ chăm sóc chuyên nghiệp và an toàn nhất.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Hotline: 028.71.079.889

Tại Tp. Hồ Chí Minh:

  • VITA - PEARL PLAZA - Lầu 3, Pearl Plaza - 561 Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh
  • VITA - SC VIVO CITY - Lầu 4, SC Vivo City - 1058 Nguyễn Văn Linh, P.Tân Phong, Q.7
  • VITA - THẢO ĐIỀN PEARL - Lầu 3, Thảo Điền Pearl - 12 Quốc Hương, P.Thảo Điền, Q.2
  • VITA - SAIGON CENTRE - Lầu 6, Saigon Centre - 65 Lê Lợi, P.Bến Nghé, Q.1
  • VITA - LANDMARK 81 - Lầu 3, Landmark 81 - 720A Điện Biên Phủ, P.22, Q.Bình Thạnh
  • VITA - GIGAMALL - Lầu 4, TTTM Gigamall - 242 Phạm Văn Đồng, P.Hiệp Bình Chánh, Q.Thủ Đức
  • VITA - PICO PLAZA - Lầu 3, Pico Plaza - 20 Cộng Hòa, P.12, Q.Tân Bình

Tại Đà Nẵng:

  • VITA - ĐÀ NẴNG - Lầu 3, Tòa Nhà Bưu Điện Thành Phố - 271 Nguyễn Văn Linh, P.Vĩnh Trung, Q.Thanh Khê
{ "@context": "https://schema.org/", "@type": "CreativeWorkSeries", "name": "Đột quỵ là gì? Các nguyên nhân gây đột quỵ và cách phòng chống", "aggregateRating": { "@type": "AggregateRating", "ratingValue": "4.5", "bestRating": "5", "ratingCount": "5" } } { "@context": "https://schema.org", "@type": "FAQPage", "mainEntity": [{ "@type": "Question", "name": "Bệnh đột quỵ là gì?", "acceptedAnswer": { "@type": "Answer", "text": "Đột quỵ (hay còn gọi là tai biến mạch máu não) là tình trạng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng, bị thiếu oxy do cục máu đông bị tắc nghẽn, không đủ chất dinh dưỡng nuôi các tế bào não. Do ảnh hưởng của lối sống và môi trường sống, xu hướng tử vong do đột quỵ ngày một gia tăng." } },{ "@type": "Question", "name": "Nguyên nhân gây ra bệnh đột quỵ", "acceptedAnswer": { "@type": "Answer", "text": "Tuổi tác: Người ở mọi lứa tuổi đều có nguy cơ bị đột quỵ, tuy nhiên những người lớn tuổi sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn, đặc biệt là sau 55 tuổi." } }] } { "@context": "https://schema.org/", "@type": "BreadcrumbList", "itemListElement": [{ "@type": "ListItem", "position": 1, "name": "VITA Clinic", "item": "https://vitaclinic.vn/vi" },{ "@type": "ListItem", "position": 2, "name": "Blog", "item": "https://vitaclinic.vn/vi/blog/category/all" },{ "@type": "ListItem", "position": 3, "name": "Kiến thức", "item": "https://vitaclinic.vn/vi/blog/category/kien-thuc" },{ "@type": "ListItem", "position": 4, "name": "Đột quỵ là gì? Các nguyên nhân gây đột quỵ và cách phòng chống", "item": "https://vitaclinic.vn/vi/blog/dot-quy-la-gi" }] }

Danh mục

Dịch vụ chuyên môn

Mời xem thêm